Search

CẢM NHẬN CỦA SINH VIÊN KHOA CNTP TẠI CHUYẾN THAM QUAN TRẠI HÈ - TỈNH TRANG - THÁI LAN

CẢM NHẬN CỦA SINH VIÊN KHOA CNTP TẠI CHUYẾN THAM QUAN TRẠI HÈ - TỈNH TRANG - THÁI LAN

Tỉnh Trang, một tỉnh nằm ở phía nam Thái Lan, là một mảnh đất ven biển, địa hình chủ yếu là đồng bằng, xung quanh bao quanh bởi rừng ngập mặn trập trùng nổi bật nhất là các cửa sông, uốn lượn tạo ra một khu vực có địa hình sinh thái phù hợp cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản.

Em là Phạm Văn Sơn, SV K63 ngành Kỹ thuật hóa học, Khoa CNTP được may mắn tham gia Trại hè về nuôi trồng thủy sản nhiệt đới do Khoa Khoa học và Công nghệ Thủy sản, Đại học Công nghệ Rajamangala Srivijaya (RUTS, cơ sở Trang), Thái Lan tổ chức, diễn ra từ ngày 9-13/6/2025. Chủ đề của trại hè lần này là học về nuôi trồng hàu biển và chẩn đoán bệnh của cá thông qua xét nghiệm máu, tổng cộng có 5 trường đại học tham gia trại hè lần này đến từ các nước như Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.

Toàn cảnh trại hè chỉ diễn ra trong vòng 5 ngày, đầu tiên chúng em được trải nghiệm món ăn hương vị nổi tiếng tại Thái Lan (siêu cay ạ) và đi dạo quanh khu vực gần trường RUTS để cảm nhận khí hậu và phong cảnh tuyệt đẹp. Tiếp đến, chúng em bắt đầu khai mạc trại hè với các hoạt động kết nối bạn bè và ice breaking. Em đã làm quen được với các bạn trẻ tài năng đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Tiếp đó, chúng em đã tham gia các buổi thảo luận chuyên môn lý thuyết về nuôi trồng hàu giống tại trường (bao gồm cách nhân giống, cách nuôi trồng, phương pháp nuôi trồng…), và sau đó trải nghiệm thực tế việc nhân giống từ phòng thí nghiệm rồi thực nghiệm nuôi trồng tại các cửa sông của đại học RUTS. Cụ thể đối với kỹ sư/cử nhân hóa học, chúng ta sẽ phân tích hàm lượng kim loại nặng, đánh giá hàm lượng dinh dưỡng trong thịt hàu trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ… Tiếp đó, chúng em học về chẩn đoán bệnh của cá. Cá sau khi được cho ăn Eugenol (hợp chất có trong tinh dầu đinh hương có tác dụng làm giảm hoạt động của hệ thần kinh trung ương, từ đó gây ra trạng thái hôn mê), chúng em có thể lấy máu của cá dễ dàng để đem đi xét nghiệm mà không phải giết chết cá. Ngoài các buổi lý thuyết khô khan thì chúng tôi có các buổi giao lưu văn hóa với các bạn ở đất nước khác nhau, các tôn giáo khác nhau thông qua ca nhạc và các trò chơi, cuộc trò chuyện. Từ đó hiểu thêm sâu sắc về giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc.

Buổi trao đổi ngắn hạn này thật ý nghĩa để sinh viên chúng em có thể mở mang kiến thức và các kết nối với bạn bè quốc tế. Bản thân em đã trở nên khéo léo hơn khi sử dụng tiếng anh giao tiếp, vui đùa với các bạn bè đồng trang lứa, tính cách thân thiện hòa đồng, nở nụ cười trên môi nhiều hơn, Nhiều hơn nữa em được trải nghiệm khung cảnh và sự phát triển của Thái Lan, từ đó mở mang cho em rất nhiều. Nhưng cảnh ở Việt Nam vẫn là số 1, cuộc sống thật là phép màu khi một người hướng tới và quyết tâm vì điều gì thì vũ trụ sẽ đáp lại sự cố gắng của chính bạn.

Cảm ơn thầy cô ở NTU đặc biệt là thầy cô ngành Kỹ thuật hóa học đã ân cần dẫn dắt giúp em có nhiều kiến thức hơn để có nhiều cơ hội hơn về sau!

Hình 1.1. Khai mạc.

Hình 1.2. Chụp hình cùng thầy, cô khoa khoa học và công nghệ thủy sản của RUTS.

Hình 1.3. Trao đổi học thuật.

Hình 1.4. Tham quan mô hình nuôi hàu thực tế tại trại nhân giống.

Hình 1.5. Lấy mẫu xét nghiệm hàu đực và hàu cái.

Hình 1.6. Thảo luận nhóm.

Hình 1.7. Kết nối bạn bè.

Hình 1.8. Mình có tên Thái Lan là PUPAA được các cô đặt cho và tặng túi.

 

  • Chia sẻ

Bài viết trước

Quyết định của bộ GDDT công nhận đào tạo bậc Tiến sĩ ngành Công nghệ thực phẩm, Đại học Nha Trang