Search

 

Mã ngành

Tên ngành

Tổ hợp xét tuyển

Chỉ tiêu 

Theo Điểm thi THPT 2024

(3 môn thi)

 Theo kết quả học tập ở THPT 

(học bạ 4 môn học)

7520301

Kỹ thuật hoá học

A00; A01; B00; D07

TO; VL; HH; CN

50 sinh viên

 

Tư vấn: Thầy Ngọc 0793666096

  1. GIỚI THIỆU CHUNG

Kỹ thuật Hóa học là một lĩnh vực khoa học và công nghệ chuyên nghiên cứu, phát triển, ứng dụng những kiến thức hóa học vào quá trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm có giá trị phục vụ công nghiệp và đời sống xã hội. Đối với các bạn trẻ có đam mê với lĩnh vực hóa học, yêu thích nghiên cứu thì Kỹ thuật hóa học sẽ là ngành có sức hút lớn cùng cơ hội việc làm rộng mở và thu nhập tốt.

Một số lĩnh vực sản xuất phổ biến liên quan đến ứng dụng kỹ thuật hóa học như:

  • Mặt hàng tiêu dùng: mỹ phẩm, chất tẩy rửa, sơn, thủy tinh, giấy…
  • Nông nghiệp: thức ăn gia súc, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón…
  • Vật liệu xây dựng: composite, nhựa, silicate…)
  • Lương thực – thực phẩm - đồ uống
  • Công nghiệp điện hóa: pin, mạ điện, bảo vệ kim loại..
  • Công nghiệp hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu, dược

Ngành Kỹ thuật hoá học tại Trường ĐH Nha Trang đào tạo 02 hướng chuyên ngành:

- Công nghệ hợp chất tự nhiên ứng dụng vào mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược phẩm, vật liệu…

- Công nghệ vật liệu: nghiên cứu và phát triển các loại vật liệu mới than thiện với môi trường

Chương trình đào tạo chú trọng trang bị kiến thức nền tảng vững chắc giúp người học dễ dàng thích ứng với nhu cầu công việc đa dạng trong các lĩnh vực liên quan đến hoá học.

  1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
  • Có tri thức cơ bản về khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn ; bản lĩnh chính trị, ý thức trách nhiệm, đạo đức, thẩm mỹ, sức khỏe ; các kỹ năng ngoại ngữ, công nghệ thông tin và các kỹ năng mềm ; từ đó vận dụng vào cuộc sống, học tập và công việc sau này.
  • Hiểu biết các kiến thức cơ sở để giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến ngành Kỹ thuật hóa học.
  • Có khả năng tổ chức sản xuất và áp dụng các qui trình công nghệ vào điều kiện sản xuất thực tế tại các cơ sở sản xuất thuộc các lĩnh vực liên quan đến Kỹ thuật hóa học.
  • Có khả năng vận dụng các kiến thức chuyên ngành về Kỹ thuật hóa học để phân tích, đánh giá các vấn đề, từ đó triển khai các công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
  • Có năng lực phát triển chuyên môn, tư duy sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, khả năng khởi nghiệp, tự học và tự nghiên cứu nâng cao trình độ.
  1. CƠ HỘI VIỆC LÀM

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại:

  • Các nhà máy, Cơ sở sản xuất liên quan đến lĩnh vực Hóa học.
  • Các cơ quan quản lý khoa học - công nghệ của nhà nước/cơ quan nghiên cứu và chuyển giao công nghệ hóa học.
  • Các Trung tâm phân tích (kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm, dược phẩm, môi trường, hóa chất,..)
  • Các doanh nghiệp tư vấn thiết kế/lắp đặt phòng thí nghiệm, các nhà máy hóa học; doanh nghiệp kinh doanh vật tư - trang - thiết bị hóa học và hóa công nghệ ...
  • Các trường ĐH, CĐ, THCN, các Viện nghiên cứu về hóa học và công nghệ hóa học.

 

Phạm vi và Phương thức xét tuyển

2. Phạm vi tuyển sinh

Mã tuyển sinh: TSN

Phạm vi: Tuyển sinh trên toàn quốc

3. Phương thức tuyển sinh

Thí sinh có thể sử dụng 1 hoặc đồng thời các phương thức xét tuyển như sau:

Mã phương thức

Phương thức xét tuyển

Thang điểm xét tuyển

PT1

Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ GD&ĐT

 

PT2

Xét tuyển dựa vào Điểm đánh giá năng lực của ĐHQG - HCM và Điểm đánh giá năng lực của ĐHQG - Hà Nội năm 2024

Thang điểm 1200 của ĐHQG-HCM;

Thang điểm 150 của ĐHQG-HN

PT3

Xét tuyển dựa vào Điểm học bạ (Kết quả học tập ở THPT)

Thang điểm 40

PT4

Xét tuyển dựa vào Điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Thang điểm 30