Thông tin tuyển sinh khoa CNTP 2017

  • 06-04-2017
  • /
  • Quản trị website
  • 628
Thông tin tuyển sinh khoa CNTP 2017

Khoa CNTP tuyển sinh các chương trình đào tạo sau:

Chương trình : Công nghệ chế biến thủy sản ( số thứ tự 14). 

Chương trình : Công nghệ thực phẩm ( số thứ tự 15). 

Chương trình : Công nghệ sau thu hoạch ( số thứ tự 16). 

Chương trình : Công nghệ kỹ thuật hóa học ( số thứ tự 17). 

Thông tin ngành nghề, chỉ tiêu, tổ hợp xét tuyển

TT

Bậc đào tạo

Ngành đào tạo

Mã ngành

Tổ hợp môn

xét tuyển

Điểm chuẩn NV1 năm 2016

Chỉ tiêu 2017

(dự kiến)

Ghi chú

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG (Mã trường tuyển sinh: TSN)

Địa chỉ: Số 02 Nguyễn Đình Chiểu, TP. Nha Trang, Khánh Hòa;

ĐT: 058.3831148; Website: www.ntu.edu.vn ; Email: tuyensinhdhts@gmail.com

3.600

Trường Đại học Nha Trang (TSN)  

- Tuyển sinh trong cả nước.

- Phương thức xét tuyển:

    * Sử dụng kết quả theo tổ hợp môn xét tuyển của kỳ thi THPT Quốc gia 2017.

    * Sử dụng kết quả học tập ở cấp THPT (học bạ) theo tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 6.0 trở lên đối với trình độ đại học và 5.5 trở lên đối với trình độ cao đẳng.

 Nhà trường dành tối đa:

- 20% chỉ tiêu ngành Nuôi trồng thuỷ sản, Bệnh học thuỷ sản, Quản lý nguồn lợi thuỷ sản;

- 40% chỉ tiêu ngành Công nghệ chế biến thủy sản, Công nghệ kỹ thuật hóa học và Công nghệ sau thu hoạch;

- 50% chỉ tiêu ngành Khai thác thủy sản, Khoa học hàng hải để xét tuyển dựa trên điểm học bạ 05 học kỳ đầu ở cấp THPT các môn học tương ứng các tổ hợp xét tuyển.

- Trường có ký túc xá đáp ứng đủ nhu cầu chỗ ở cho tất cả sinh viên.

Tổ hợp môn xét tuyển:

A00: Toán, Vật lý, Hóa học

A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh

A02: Toán, Vật lý, Sinh học

B00: Toán, Hóa học, Sinh học

C01: Ngữ văn, Toán, Vật lý

C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học

D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

D03: Toán, Ngữ văn, Tiếng Pháp

D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh

D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh

D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh

D64: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Pháp

D70: Ngữ văn, Gíao dục công dân, Tiếng Pháp

D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh

D96: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Anh

D97: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp

CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

3.000

1

Khai thác thuỷ sản

52620304

A00, A01, C01, D07

15

40

2

Quản lý thuỷ sản

52620399

A00, A01, C01, D07

15

70

3

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

52510301

A00, A01, C01, D07

16

120

4

Kỹ thuật tàu thủy

52520122

A00, A01, C01, D07

15

70

5

Khoa học hàng hải

52840106

A00, A01, C01, D07

15

40

6

Công nghệ kỹ thuật ô tô

52510205

A00, A01, C01, D07

17.5

150

7

Công nghệ chế tạo máy

52510202

A00, A01, C01, D07

15

70

8

Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

52510203

A00, A01, C01, D07

15

70

9

Công nghệ kỹ thuật nhiệt

(02 chuyên ngành: Máy lạnh, điều hòa không khí và thông gió; Máy lạnh và thiết bị nhiệt thực phẩm)

52510206

A00, A01, C01, D07

15

80

10

Công nghệ kỹ thuật cơ khí

52510201

A00, A01, C01, D07

15

70

11

Công nghệ kỹ thuật xây dựng

52510103

A00, A01, C01, D90

15

70

12

Công nghệ thông tin

(02 chuyên ngành: Công nghệ thông tin; Truyền thông và Mạng máy tính)

52480201

A00, A01, C01, D01

16,5

120

13

Hệ thống thông tin quản lý

52340405

A00, A01, C01, D01

15

60

14

Công nghệ chế biến thuỷ sản

52540105

A00, A01, B00, D07

15

80

15

Công nghệ thực phẩm

(02 Chuyên ngành: Công nghệ thực  phẩm; Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm)

52540102

A00, A01, B00, D07

17

200

16

Công nghệ sau thu hoạch

52540104

A00, A01, B00, D07

15

70

17

Công nghệ kỹ thuật hoá học

52510401

A00, B00, C02, D07

15

70

18

Nuôi trồng thuỷ sản

52620301

A00, A01, B00, D07

15

120

19

Quản lý nguồn lợi thuỷ sản

52620305

A00, A01, B00, D07

15

50

20

Bệnh học thuỷ sản

52620302

A00, A01, B00, D07

15

60

21

Kinh tế nông nghiệp

52620115

A00, A01, D01, D03

15

50

22

Kinh doanh thương mại

52340121

A00, A01, D01, D96

16

80

23

Quản trị kinh doanh

52340101

A00, A01, D01, D97

17

150

24

Quản trị kinh doanh (Chươnng trình song ngữ Pháp-Việt)

52340101

D03, D64, D70, D97

20

25

Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành (02 Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Quản trị khách sạn)

52340103

A00, A01, D01, D97

18,5

250

26

Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành (hương trình song ngữ Pháp- Việt)

D03, D64, D70, D97

20

27

Tài chính - Ngân hàng

52340201

A00, A01, D01, D96

16

100

28

Kế toán (02 Chuyên ngành: Kế toán; Kiểm toán)

52340301

A00, A01, D01, D96

17

250

29

Marketing

52340115

A00, A01, D01, D96

16

80

30

Công nghệ sinh học

52420201

A00, A02, B00, D08

16

60

31

Công nghệ kỹ thuật môi trường

52510406

A00, A01, A02, B00

16

120

32

Ngôn ngữ Anh (03 chuyên ngành: Tiếng Anh biên dịch; Tiếng Anh du lịch; Phương pháp giảng dạy Tiếng Anh)

52220201

A01, D01, D14, D15

17,5

140

CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

600

1

Kế toán

51340301

A00, A01, D01, D96

13,5

100

2

Kinh doanh thương mại

51340121

A00, A01, D01, D96

13,5

60

3

Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành

51340103

A00, A01, D01, D97

14.5

100

4

Công nghệ kỹ thuật nhiệt (Chuyên ngành: Điện lạnh; Cơ điện lạnh)

51510206

A00, A01, C01, D07

10

60

5

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

51510301

A00, A01, C01, D07

10

60

6

Công nghệ kỹ thuật ô tô

51510205

A00, A01, C01, D07

13,5

60

7

Công nghệ thông tin

51480201

A00, A01, C01, D01

12

60

8

Công nghệ thực phẩm

51540102

A00, A01, B00, D08

12.5

100


Chương trình: Công nghệ chế biến thủy sản

I. Giới thiệu về chương trình

Ngành Công nghệ Chế biến thủy sản đào tạo kỹ sư Công nghệ Chế biến Thủy sản, một trong các nguồn nhân lực mũi nhọn phục vụ chiến lược phát triển kinh tế biển của đất nước. Trải qua hơn 50 năm phát triển và hoàn thiện đến nay chương trình đào tạo ngành Công nghệ Chế biến Thủy sản đã tiếp cận được với chuẩn khu vực và có khả năng hội nhập quốc tế. Kỹ sư sau khi tốt nghiệp có năng lực và phẩm chất nghề nghiệp vững vàng, có thể thích ứng nhanh với môi trường làm việc năng động và hiệu quả. Nhờ bề dày truyền thống trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học về biển, kỹ sư Chế biến Thủy sản tốt nghiệp từ trường Đại học Nha Trang luôn được ưu tiên tuyển dụng và có cơ hội phát triển vượt trội tại mọi đơn vị sử dụng lao động trên cả nước.

II. Chuẩn đầu ra

II.1. Nội dung chuẩn đầu ra

Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành Công nghệ Chế biến Thủy sản đạt được kiến thức, kỹ năng và thái độ, tùy thuộc vào sự lựa chọn các học phần trong chương trình đào tạo. Cụ thể như sau:

A.    Phẩm chất đạo đức, nhân văn và sức khỏe

            A.1 Có lập trường chính trị tư tưởng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, hiểu biết và thực hiện các giá trị đạo đức. Có ý thức xây dựng, bảo vệ tổ quốc và lợi ích của tập thể, bảo vệ môi trường; chủ động, tự tin và dám chịu trách nhiệm trong công việc.

            A.2. Có ý thức học tập, rèn luyện để không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực và sức khỏe. Có tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học, trách nhiệm với công việc được giao; tinh thần cầu tiến, hợp tác với các cá nhân khác trong công việc.

B.      Kiến thức

            B2. Hiểu và vận dụng kiến thức Toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn, công nghệ thông tin và kiến thức cơ bản vào ngành Công nghệ Chế biến Thủy sản;

B3. Nắm vững và vận dụng được kiến thức căn bản về khoa học thực phẩm vào quá trình nghiên cứu và nhận thức liên quan đến lĩnh vực Công nghệ Chế chế Biến thủy sản

  B4. Nắm vững và vận dụng được các kiến thức chuyên môn:

B4.1.    Nguyên vật liệu chế biến thủy sản;

B4.2.    Công nghệ sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu thủy sản dùng trong thực phẩm, nông nghiệp, công nghiệp, y dược và mỹ phẩm;

B4.3.    Nghiên cứu và phát triển sản phẩm từ nguyên liệu thủy sản;

B4.4.    Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên (nguyên liệu, nước, năng lượng, ...) và kiểm soát/giảm thiểu ô nhiễm trong chế biến thủy sản;

B4.5.    Đảm bảo chất lượng, vệ sinh và an toàn, thực phẩm thủy sản;

B4.6.    Phân tích, đánh giá chất lượng sản phẩm thủy sản;

B4.7.    Bố trí dây chuyền công nghệ chế biến thủy sản;

B4.8.    Tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất trong cơ sở chế biến thủy sản;

B4.9.    An toàn lao động và vệ sinh lao động  trong chế biến thủy sản.

C.    Kỹ năng

C1. Kỹ năng nghề nghiệp:

C1.1.   Thực hiện được nhiệm vụ cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho nhà máy chế biến thủy sản;

C1.2.   Thực hiện được nhiệm vụ sản xuất và quản lý chất lượng trong nhà máy chế biến thủy sản;

C1.3.    Phát triển sản phẩm mới từ nguyên liệu thủy sản;

C1.4.   Thực hiện được nhiệm vụ lưu trữ và vận chuyển sản phẩm thủy sản;

C1.5.   Tư vấn cho doanh nghiệp khai thác, nuôi trồng, dịch vụ thủy sản về các vấn đề liên quan đến bảo quản sau thu hoạch, vệ sinh, an toàn thực phẩm;

C1.6.   Phân tích, đánh giá, kiểm soát, quản lý chất lượng, vệ sinh, và an toàn  thực phẩm trong chuỗi cung ứng thủy sản;

C1.7.   Đề xuất và thực hiện các giải pháp hạn chế tổn thất thủy sản sau thu hoạch;

C1.8.   Tham gia  nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chế biến thủy sản;

C1.9.   Tham gia  đào tạo ngành công nghệ chế biến thực phẩm - thủy sản.

C2. Kỹ năng mềm:         

                 C2.1 Có kỹ năng tư duy, sáng tạo; kỹ năng giao tiếp, lập luận, thuyết trình, phản biện và làm việc nhóm; kỹ năng rèn luyện sức khỏe;

                 C2.2 Có kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin (theo chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành) và ngoại ngữ (bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam) trong giao tiếp và tiếp cận giải quyết công việc chuyên môn.

II.2. Định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp

Kỹ sư tốt nghiệp ngành Công nghệ Chế biến Thủy sản có thể đảm nhiệm vai trò của một cán bộ kỹ thuật/điều hành sản xuất/quản lý chất lượng; một kỹ thuật viên/nghiên cứu viên hoặc một giảng viên/tư vấn viên tại:

-          Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và dịch vụ liên quan đến thực phẩm - thủy sản

-          Cơ quan/ tổ chức phân tích, kiểm định chất lượng vệ sinh và an toàn thực phẩm - thủy sản

-          Cơ quan/ tổ chức quản lý nhà nước về thực phẩm - thủy sản

-          Viện/ cơ sở nghiên cứu thực phẩm -  thủy sản

-          Cơ quan/ tổ chức tư vấn ngành thực – phẩm thủy sản

-          Cơ sở đào tạo ngành chế biến thực phẩm - thủy sản

Chương trình: Công nghệ sau thu hoạch

I. Giới thiệu về chương trình:

Chương trình đào tạo Đại học Công nghệ sau thu hoạch đào tạo ra các kỹ sư Công nghệ sau thu hoạch nắm vững lý thuyết cũng như thực hành về công nghệ xử lý, bảo quản và chế biến nông sản và thủy sản; có phẩm chất nghề nghiệp và có năng lực làm việc hiệu quả đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Ngành Công nghệ sau thu hoạch Trường Đại học Nha Trang có đội ngũ trên 60 cán bộ giảng dạy chuyên ngành giàu kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sau thu hoạch thủy sản và nông sản thực phẩm. Trong đó có 22 người là tiến sĩ đa số được đào tạo ở nước ngoài.

II. Chuẩn đầu ra

II.1. Nội dung chuẩn đầu ra

     Sau khi tốt nghiệp ra trường, kỹ sư Công nghệ sau thu hoạch phải có được:

A.    Phẩm chất đạo đức, nhân văn và sức khỏe

      A1. Có lập trường chính trị tư tưởng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, hiểu biết và thực hiện các giá trị đạo đức. Có ý thức xây dựng, bảo vệ tổ quốc và lợi ích của tập thể, bảo vệ môi trường; chủ động, tự tin và dám chịu trách nhiệm trong công việc.

      A2. Có ý thức học tập, rèn luyện để không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực và sức khỏe. Có tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học, trách nhiệm với công việc được giao; tinh thần cầu tiến, hợp tác với các cá nhân khác trong công việc.

B.    Kiến thức

B1. Hiểu biết chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

B2. Hiểu và vận dụng kiến thức toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn.

B3. Hiểu và vận dụng kiến thức cơ sở vào quá trình nghiên cứu, giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Công nghệ sau thu hoạch như kỹ thuật nhiệt, hóa sinh, vi sinh vật thực phẩm, sinh lý nông sản và tổn thất sau thu hoạch, bảo quản lạnh và lạnh đông sản phẩm sau thu hoạch.

B4. Có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch như:

B4.1. Sinh vật hại nông sản sau thu hoạch.

B4.2. Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm sau thu hoạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

B4.3. Thu hoạch, xử lý, đóng gói và bảo quản nông sản, thủy sản, thịt gia súc, gia cầm.

B4.4. Công nghệ sản xuất các sản phẩm từ nông sản, thủy sản, gia súc và gia cầm.

B4.5. Truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

C.    Kỹ năng

C1. Có kỹ năng giao tiếp, tự nghiên cứu và làm việc hiệu quả trong môi trường tập thể.

C2. Có kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin (theo chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành) và ngoại ngữ (bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam) trong giao tiếp và tiếp cận giải quyết công việc chuyên môn;

C3. Có các kỹ năng nghề nghiệp sau đây:

C3.1. Kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm sau thu hoạch

C3.2. Quản lý chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn sản phẩm sau thu hoạch.

C3.3. Thực hiện một số giải pháp nhằm hạn chế tổn thất sau thu hoạch.

C3.4. Xử lý, đóng gói và bảo quản nông sản, thủy sản thịt gia súc, gia cầm.

      C3.5. Sản xuất các sản phẩm từ nông sản, thủy sản, gia súc và gia cầm.

II.2. Định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành Công nghệ sau thu hoạch có thể làm việc ở các vị trí công việc sau đây:

-          Chuyên viên ở các cơ quan quản lý nhà nước như Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn; Sở khoa học và công nghệ các tỉnh.

-          Nghiên cứu viên ở các cơ quan nghiên cứu khoa học có liên quan đến việc bảo quản và chế biến nông sản, thủy sản như Viện công nghệ sau thu hoạch; Viện nghiên cứu lương thực, thực phẩm.

-          Kiểm nghiệm viên tại các cơ quan phân tích, giám định chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

-          Cán bộ kiểm soát chất lượng, quản đốc tại các công ty, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản, thủy sản, lương thực, thực phẩm.

-          Cán bộ quản lý tại các nông trại hoặc cơ sở thu mua, bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm và thủy sản.

-          Nhân viên hoặc cán bộ quản lý ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ liên quan đến nông sản thực phẩm và thủy sản.

-          Giảng viên tại các Trường Đại học hoặc Cao đẳng đào tạo ngành Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ thực phẩm và Công nghệ chế biến thuỷ sản.

Chương trình: Công nghệ thực phẩm

I. Giới thiệu về chương trình:

Chương trình đào tạo Công nghệ Thực phẩm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực thực phẩm. Kỹ sư sau khi tốt nghiệp có năng lực và phẩm chất nghề nghiệp để có thể tiếp cận ngay được công việc tại các cơ sở sản xuất thực phẩm hoặc các cơ sở có liên quan đến ngành công nghệ thực phẩm.

II. Chuẩn đầu ra

II.1. Nội dung chuẩn đầu ra

A. Phẩm chất đạo đức, nhân văn và sức khỏe

A1. Có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, hiểu biết về các giá trị đạo đức và ý thức trách nhiệm công dân;

A2. Có hiểu biết về văn hóa - xã hội, kinh tế và pháp luật;

A3. Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp;

A4. Có ý thức học tập để nâng cao năng lực và trình độ;

A5. Có ý thức rèn luyện sức khỏe để làm việc.

B. Kiến thức

B1. Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;

B2. Có kiến thức cơ bản về kiến thức toán học, khoa học tự nhiên, công nghệ thông tin và khoa học xã hội - nhân văn để ứng dụng trong công tác chuyên môn và có khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

B3. Có kiến thức cơ sở ngành để ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm.

B4. Hiểu biết các vấn đề đương đại liên quan đến lĩnh vực chuyên môn;

B5. Nắm vững và vận dụng kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm

B5.1. Công nghệ sản xuất thực phẩm lạnh và lạnh đông

B5.2. Công nghệ sản xuất đồ hộp thực phẩm

B5.3. Công nghệ chế biến sản phẩm từ cây nhiệt đới

B5.4. Công nghệ sản xuất đồ uống và nước giải khát và thực phẩm truyền thống

B5.5. Công nghệ chế biến thịt, cá, trứng, sữa và dầu mỡ thực phẩm

B5.6. Công nghệ sản xuất đường mía, bánh, kẹo

B5.7. Đảm bảo chất lượng và an toàn – vệ sinh thực phẩm

B5.8. Tổ chức và quản lý sản xuất trong chế biến thực phẩm

B5.9. An toàn và vệ sinh lao động trong xí nghiệp chế biến thực phẩm

C. Kỹ năng

C1. Kỹ năng nghề nghiệp:

C1.1. Thực hiện được nhiệm vụ chuyên môn trong chế biến thực phẩm như tổ chức, điều hành sản xuất; kiểm tra, kiểm soát chất lượng và an toàn – vệ sinh thực phẩm

C1.2. Đảm nhiệm được nhiệm vụ chuyên môn về quản lý và đảm bảo chất lượng, an toàn-vệ sinh thực phẩm như tư vấn, phân tích, đánh giá, kiểm soát các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng, an toàn-vệ sinh thực phẩm

C1.3. Tham gia nghiên cứu và phát triển công nghệ sản phẩm thực phẩm

C1.4. Tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về lĩnh vực thực phẩm

C2. Kỹ năng mềm:

C2.1. Làm việc độc lập

C2.2. Làm việc theo nhóm và với cộng đồng

C2.3. Giao tiếp và truyền đạt thông tin trong lĩnh vực chuyên môn

C2.4. Thu thập, xử lý thông tin để giải quyết vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn

C2.5. Có kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin (theo chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành) và ngoại ngữ (bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam) trong giao tiếp và tiếp cận giải quyết công việc chuyên môn.

II.2. Định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp

·         Doanh nghiệp chế biến và dịch vụ thực phẩm

·         Cơ quan quản lý nhà nước về thực phẩm

·         Cơ quan phân tích, kiểm định, quản lý chất lượng, an toàn-vệ sinh thực phẩm

·         Cơ sở nghiên cứu thực phẩm

·         Cơ sở đào tạo về chế biến thực phẩm.

Chương trình: Công nghệ kỹ thuật hóa học

I. Giới thiệu về chương trình:

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học dành cho các sinh viên có sở thích về công nghệ và kỹ thuật trong lĩnh vực Hóa học, đặc biệt trong các lĩnh vực: vật liệu polyme - composite, hợp chất thiên nhiên, công nghệ Hóa vô cơ,  kỹ thuật phân tích,...Chương trình bao gồm các môn cốt lõi cần thiết về quá trình hóa học và nhiều môn lựa chọn về công nghệ chuyên ngành.

II. Chuẩn đầu ra

II.1. Nội dung chuẩn đầu ra

Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học sẽ đạt được kiến thức, kỹ năng và thái độ, tùy thuộc vào sự lựa chọn các học phần trong chương trình đào tạo. Cụ thể như sau:

A.  Phẩm chất đạo đức, nhân văn và sức khỏe

A1. Có lập trường chính trị tư tưởng, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, hiểu biết và thực hiện các giá trị đạo đức. Có ý thức xây dựng, bảo vệ tổ quốc và lợi ích của tập thể, bảo vệ môi trường; chủ động, tự tin và dám chịu trách nhiệm trong công việc.

A2. Có ý thức học tập, rèn luyện để không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực và sức khỏe. Có tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học, trách nhiệm với công việc được giao; tinh thần cầu tiến, hợp tác với các cá nhân khác trong công việc.

B.    Kiến thức

B1. Có hiểu biết cơ bản về lý luận chính trị, quân sự; hình thành được thế giới quan và phương pháp luận khoa học để làm cơ sở cho việc tiếp cận, lĩnh hội các vấn đề chuyên môn và thực tiễn; có hiểu biết cơ bản về thể dục thể thao và phương pháp rèn luyện sức khỏe.

B2. Hiểu và áp dụng được kiến thức nền tảng về khoa học xã hội, toán và khoa học tự nhiên để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và tiếp cận các vấn đề thuộc ngành đào tạo.

B3. Hiểu biết các vấn đề đương đại liên quan đến lĩnh vực chuyên môn.

B4. Hiểu và vận dụng các kiến thức chuyên môn sau:

B4.1. Máy và thiết bị hóa học

B4.2. Nhà máy hóa chất

B4.3. Công nghệ vật liệu polyme và composite

B4.4. Công nghệ hóa vô cơ

B4.5. Công nghệ hóa học các hợp chất thiên nhiên, Hóa dược và Hóa mỹ phẩm

B4.6. An toàn lao động và vệ sinh môi trường công nghiệp.

C.    Kỹ năng

C1. Có kỹ năng tư duy sáng tạo; kỹ năng giao tiếp, lập luận, thuyết trình, phản biện và làm việc nhóm, kỹ năng rèn luyện sức khỏe.

C2. Có kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin (theo chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành) và ngoại ngữ (bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam) trong giao tiếp và tiếp cận giải quyết công việc chuyên môn.

C3. Kỹ năng nghề nghiệp:

C3.1. Xây dựng và cải tiến quy trình công nghệ hóa học.

C3.2. Tổ chức và điều hành sản xuất trong công nghệ hóa học.

C3.3. Tư vấn cho cơ sở sản xuất hóa học về các vấn đề liên quan đến công nghệ sản xuất và phát triển sản phẩm hóa học.

C3.4. Phân tích, đánh giá, KCS và môi trường sản xuất tại cơ sở hóa công nghệ.

C3.5. Phát triển và ứng dụng các loại vật liệu polyme - composite, các sản phẩm công nghệ hóa vô cơ, tách chiết và ứng dụng hoạt chất thiên nhiên trong hóa dược, hóa mỹ phẩm.

C3.6. Giảng dạy tại cơ sở đào tạo về công nghệ kỹ thuật hóa học.

III.2. Định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ sở sau:

- Các nhà máy, cơ sở sản xuất về hóa công nghệ (sản xuất vật liệu polyme – composite, xi măng, gốm sứ, ceramic / sản xuất hương liệu, mỹ phẩm, chất màu, chất tẩy rửa, sơn/ Xí nghiệp dược phẩm, thực phẩm chức năng/ Cơ sở dệt nhuộm/Cơ sở xi mạ/..);

- Các cơ quan quản lý khoa học - công nghệ của nhà nước/cơ quan nghiên cứu và chuyển giao công nghệ hóa học.

- Các Trung tâm phân tích (kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm, dược phẩm, môi trường, hóa chất,..)

- Các trường ĐH, CĐ, THCN, các Viện nghiên cứu về hóa học và công nghệ hóa học.

- Các doanh nghiệp tư vấn thiết kế/lắp đặt phòng thí nghiệm, các nhà máy hóa học;  doanh nghiệp kinh doanh vật tư - trang - thiết bị hóa học và hóa công nghệ ...


Bài trình bày của GS. Costas và TS. Jonathan đến từ Trường ĐH Abertay, Scotland

Bài viết trước

Bài trình bày của GS. Costas và TS. Jonathan đến từ Trường ĐH Abertay, Scotland
Công bố Quyết định của Bộ giáo dục và đào tạo công nhận đào tạo bậc Tiến sĩ ngành Công nghệ thực phẩm, Đại học Nha Trang

Tin tiếp theo

Công bố Quyết định của Bộ giáo dục và đào tạo công nhận đào tạo bậc Tiến sĩ ngành Công nghệ thực phẩm, Đại học Nha Trang

Bài viết liên quan