Mục tiêu đào tạo

MỤC TIÊU CHUNG

Chương trình giáo dục đại học ngành Công nghệ thực phẩm/Công nghệ chế biến thủy sản/ Kỹ thuật hóa học cung cấp cho sinh viên môi trường và những hoạt động giáo dục để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, các kỹ năng cơ bản và cần thiết nhằm đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn, đáp ứng nhu cầu xã hội.

MỤC TIÊU CỤ THỂ

  1. Ngành Công nghệ Chế biến thủy sản
  • Đào tạo sinh viên có tri thức cơ bản về khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn; bản lĩnh chính trị, ý thức trách nhiệm, đạo đức, thẩm mỹ, sức khỏe; các kỹ năng ngoại ngữ, công nghệ thông tin và các kỹ năng mềm;
  • Trang bị cho sinh viên có kiến thức sâu rộng về công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch và quản lý chuỗi cung ứng, phát triển sản phẩm, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm thủy sản theo hướng phát triển bền vững;
  • Được tiếp xúc với thực tế sản xuất nhằm hình thành kỹ năng chuyên môn về công nghệ chế biến thủy sản, công nghệ sau thu hoạch và quản lý chuỗi cung ứng để làm việc tại các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thủy sản;
  • Phát triển năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ để giải quyết vấn đề trong lĩnh vực chế biến thủy sản, công nghệ sau thu hoạch và quản lý chuỗi cung ứng;
  • Nâng cao tinh thần tự học, lập nghiệp, thích ứng với môi trường hoạt động nghề nghiệp và có trách nhiệm với xã hội.
  1. Ngành Công nghệ thực phẩm
  • Có tri thức cơ bản về khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn; bản lĩnh chính trị, ý thức trách nhiệm, đạo đức, thẩm mỹ, sức khỏe; các kỹ năng ngoại ngữ, công nghệ thông tin và các kỹ năng mềm; từ đó vận dụng vào cuộc sống, học tập và công việc sau này;
  • Có kiến thức nền tảng và chuyên sâu về công nghệ thực phẩm, phát triển sản phẩm, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm theo hướng bền vững;
  • Có kỹ năng và tay nghề chuyên môn về CNTP để làm việc hiệu quả tại các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm (tại các đơn vị đào tạo, nghiên cứu, sản xuất, chế biến và quản lý);
  • Có năng lực nghiên cứu và ứng dụng KHCN để giải quyết vấn đề trong lĩnh vực thực phẩm;
  • Có tinh thần tự học, lập nghiệp, thích ứng với môi trường hoạt động nghề nghiệp và có trách nhiệm với xã hội.
  1. Ngành Kỹ thuật hóa học
  • Có tri thức cơ bản về khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn ; bản lĩnh chính trị, ý thức trách nhiệm, đạo đức, thẩm mỹ, sức khỏe ; các kỹ năng ngoại ngữ, công nghệ thông tin và các kỹ năng mềm ; từ đó vận dụng vào cuộc sống, học tập và công việc sau này;
  • Hiểu biết các kiến thức cơ sở để giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến ngành Kỹ thuật hóa học;
  • Có khả năng tổ chức sản xuất và áp dụng các qui trình công nghệ vào điều kiện sản xuất thực tế tại các cơ sở sản xuất thuộc các lĩnh vực liên quan đến Kỹ thuật hóa học;
  • Có khả năng vận dụng các kiến thức chuyên ngành về Kỹ thuật hóa học để phân tích, đánh giá các vấn đề, từ đó triển khai các công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm;
  • Có năng lực phát triển chuyên môn, tư duy sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, khả năng khởi nghiệp, tự học và tự nghiên cứu nâng cao trình độ.