Giới thiệu bộ môn

Tiền thân của Bộ môn Công nghệ Chế biến là tổ Giáo viên Chế biến được thành lập năm 1959. Đến năm 1962 Bộ môn Công nghệ chế biến chính thức được thành lập. Trưởng Bộ môn đầu tiên là thầy giáo Đào Trọng Hùng và các thành viên gồm quý thầy cô: Nguyễn Trọng Cẩn, Nguyễn Trọng Đỉnh, Ngô Khắc Truy, Mai Trung Công, Nguyễn Giao, Nguyễn Tổng, Lê Thị Đức…

Ban đầu Bộ môn Công nghệ chế biến trực thuộc Khoa Thuỷ sản, học viện Nông lâm Hà Nội (nay là trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội). Sau khi trường Thủy Sản tách khỏi trường Đại học Nông Nghiệp I, Bộ môn Công nghệ chế biến trực thuộc:

Từ 1966 thuộc Khoa Công nghiệp cá, Trường Thủy Sản.

Từ 1976 thuộc Khoa Công nghiệp cá, Trường Đại học Hải Sản (đổi tên Trường lần 1).

Từ 1978 thuộc Khoa Chế biến, Trường Đại học Hải Sản (đổi tên Khoa lần 1).

Từ 1980 thuộc Khoa Chế biến, Trường Đại học Thủy Sản (đổi tên Trường lần 2).

Từ 1990 thuộc Khoa Kinh tế - Chế biến, Trường Đại học Thủy Sản (đổi tên Khoa lần 2).

Từ 1991 thuộc Khoa Chế biến, Trường Đại học Thủy Sản (đổi tên Khoa lần 3).

Từ 206 đến nay thuộc Khoa Chế biến, Trường Đại học Nha Trang (đổi tên Trường lần 3).

Từ 9/2011 đến nay thuộc Khoa Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Nha Trang  (đổi tên Khoa lần 4).

 Sau gần 60 năm thành lập và phát triển, BM đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của Khoa và Trường. Trong quá trình phát triển, BM đã tham gia đào tạo hàng ngàn kỹ sư Công nghệ chế biếnTS và đã vinh dự đón nhận những danh hiệu cao quý của Trường, tỉnh Khánh Hòa và của các cơ quan, ban ngành liên quan.

 GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO KỸ SƯ CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỦY SẢN

 + Mục tiêu đào tạo:

 Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư công nghệ Chế biến Thủy sản có khả năng:

-    Thực hiện nhiệm vụ đảm bảo chất lượng và an toàn cho nguyên vật liệu đầu vào của nhà máy chế biến thủy sản.

-     Thực hiện các nhiệm vụ sản xuất và quản lý chất lượng cho nhà máy chế  biến thủy sản.

-     Thực hiện các nhiệm vụ lưu trữ, vận chuyển, và phân phối sản phẩm thủy sản.

-     Tư vấn cho doanh nghiệp khai thác, nuôi trồng, dịch vụ thủy sản các vấn đề liên quan đến công nghệ bảo quản sau thu hoạch, vệ sinh, an toàn thực phẩm.

-    Phân tích, đánh giá, kiểm soát, và quản lý điều kiện sản xuất, chất lượng, an toàn và vệ sinh thực phẩm - thủy sản.

-     Phát triển sản phẩm mới từ nguyên liệu thủy sản.

-     Đề xuất và thực hiện các giải pháp hạn chế tổn thất thủy sản sau thu hoạch.

-     Giảng dạy tại cơ sở đào tạo ngành công nghệ chế biến thủy sản

 + Cơ hội việc làm:

 Sau khi tốt nghiệp Kỹ sư Công nghệ chế biến thủy sản có thể làm tại các nơi:

-     Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm - thủy sản

-     Cơ sở nuôi trồng, khai thác và dịch vụ thủy sản

-     Cơ quan/ tổ chức phân tích, kiểm định chất lượng vệ sinh và an toàn thực phẩm-thủy sản

-     Cơ quan/ tổ chức quản lý nhà nước về thực phẩm - thủy sản

-     Viện/ cơ sở nghiên cứu thực phẩm - thủy sản

-     Cơ quan/ tổ chức tư vấn ngành thực - phẩm thủy sản

-     Cơ sở đào tạo ngành chế biến thủy sản.

 + Mức lương khởi điểm sau khi tốt nghiệp:

         -   Trung bình thu nhập 6 - 10 triệu đồng/ tháng.

         -  Sinh viên tốt nghiệp giỏi ngoại ngữ, năng động sẽ có nhiều cơ hội đạt vị trí làm việc và mức lương cao vượt trội.

 + Cơ hội học tập nâng cao:

         -    Sau khi tốt nghiệp Kỹ sư, nếu có nguyện vọng và khả năng chi trả cho việc học tập năng cao, Kỹ sư Công nghề chế biến thủy sản có thể tiếp tục học đại học bằng thứ 2, học nâng cao để  lấy bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ trong và ngoài nước cùng ngành đã học hoặc những ngành gần như Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sinh học thực phẩm…

-   Nếu năng lực ngoại ngữ tốt, có thể dễ dàng tìm được học bổng Thạc sĩ, Tiến sĩ của các trường ĐH ở nhiều nước trên thế giới.

 + Thời gian đào tạo:

          -   Số tín chỉ tích lũy toàn khóa là 156 TC, thực hiện trong 8 học kỳ, trong 4 năm.

-  Sinh viên có năng lực học tốt có thể học vượt, tốt nghiệp trong vòng 3,5 năm, hoặc học nhiều bằng cùng lúc trong thời gian học tại trường.

-  Vì bất kỳ lý do nào đó, sinh viên có thể tốt nghiệp chậm, nhưng tối đa không quá 8 năm được đào tạo.

 + Chương trình đào tạo:

 Gồm 3 khối kiến thức:

-     Kiến thức đại cương

-     Kiến thức cơ sở ngành

-     Kiến thức chuyên ngành

 + Kiến thức bổ trợ (Giảng dạy theo yêu cầu của người học):

          Bộ môn đã thành lập Câu lạc bộ chuyên ngành Công nghệ chế biến thủy sản, sinh hoạt định kì hàng tháng theo các chủ đề liên quan đến chuyên ngành Công nghệ chế biến thủy sản để bổ trợ cho sinh viên (Xem thông tin trên fanpage Câu lạc bộ)

 Đội ngũ giảng viên:

         Bộ môn Công nghệ Chế biến hiện có 11 giảng viên cơ hữu (trong đó có 2 giảng viên cao cấp và 1 cán bộ hướng dẫn thực hành), bao gồm: 2 Phó Giáo sư, 5 Tiến sĩ, 1 Nghiên cứu sinh và 5 Thạc sĩ. Ngoài ra, Bộ môn còn có 3 giảng viên kiêm nhiệm hiện đang phụ trách ở các phòng ban khác. Đội ngũ Giảng viên có hơn 50% được đào tạo trong nước và hơn 50% đã từng đi tu nghiệp tại các nước phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy, Pháp, Iceland, Mỹ, Úc. Giảng viên có quan hệ và hợp tác với nhiều nước thuộc khu vực Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Đại Dương.